Mẫu báo cáo thường niên theo thông tư 52 /2012/TT-BTC
Dưới đây Sao Kim xin giới thiệu Mẫu báo cáo thường niên theo thông tư 52/2012/TT-BTC:
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 52 /2012/TT-BTC ngày 05 tháng 04 năm 2012 của
Bộ Tài chính hướng dẫn về việc Công bố thông tin trên thị trường chứng khoán)
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
Tên Công ty đại chúng:
Năm báo cáo…
I. Thông tin chung
1. Thông tin khái quát
– Tên giao dịch:
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số:
– Vốn điều lệ:
– Vốn đầu tư của chủ sở hữu:
– Địa chỉ:
– Số điện thoại:
– Số fax:
– Website:
– Mã cổ phiếu (nếu có):
2. Quá trình hình thành và phát triển
– Quá trình hìnhthành và phát triển: (ngày thành lập, thời điểm niêm yết, thời gian các mốc sự kiện quan trọng kể từ khi thành lập đến nay).
– Các sự kiện khác.
3. Ngành nghề và địa bàn kinh doanh
– Ngành nghề kinh doanh: (Nêu các ngành nghề kinh doanh hoặc sản phẩm, dịch vụ chính chiếm trên 10% tổng doanh thu trong 02 năm gần nhất).
– Địa bàn kinh doanh: (Nêu các địa bàn hoạt động kinh doanh chính, chiếm trên 10% tổng doanh thu trong 02 năm gần nhất).
4. Thông tin về mô hình quản trị, tổ chức kinh doanh và bộ máy quản lý
– Mô hình quản trị.
– Cơ cấu bộ máy quản lý.
– Các công ty con, công ty liên kết: (Nêu danh sách, địa chỉ, lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính, vốn điều lệ thực góp, tỷ lệ sở hữu của Công ty tại các công ty con, công ty liên kết).
5. Định hướng phát triển
– Các mục tiêu chủ yếu của Công ty.
– Chiến lược phát triển trung và dài hạn.
– Các mục tiêu đối với môi trường, xã hội và cộng đồng của Công ty.
6. Các rủi ro:
– (Nêu các rủi ro có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc đối với việc thực hiện các mục tiêu của của Công ty).
II. Tình hình hoạt động trong năm
1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
– Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm: Nêu các kết quả đạt được trong năm. Nêu những thay đổi, biến động lớn về chiến lược kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận, chi phí, thị trường, sản phẩm, nguồn cung cấp…vvv.
– Tình hình thực hiện so với kế hoạch: So sánh kết quả đạt được trong năm so với các chỉ tiêu kế hoạch và các chỉ tiêu năm liền kề. Phân tích cụ thể nguyên nhân dẫn đến việc không đạt/ đạt/vượt các chỉ tiêu so với kế hoạch và so với năm liền kề.
2. Tổ chức và nhân sự
– Danh sách Ban điều hành: (Danh sách, tóm tắt lý lịch và tỷ lệ sở hữu cổ phần có quyền biểu quyết và các chứng khoán khác do công ty phát hành của Tổng Giám đốc, các Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và các cán bộ quản lý khác).
– Những thay đổi trong ban điều hành: (Liệt kê các thay đổi trong Ban điều hành trong năm).
– Số lượng cán bộ, nhân viên. Tóm tắt chính sách và thay đổi trong chính sách đối với người lao động.
3. Tình hình đầu tư, tình hình thực hiện các dự án
a) Các khoản đầu tư lớn: Nêu các khoản đầu tư lớn được thực hiện trong năm (bao gồm các khoản đầu tư tài chính và các khoản đầu tư dự án), tình hình thực hiện các dự án lớn. Đối với trường hợp công ty đã chào bán chứng khoán để thực hiện các dự án, cần nêu rõ tiến độ thực hiện các dự án này và phân tích nguyên nhân dẫn đến việc đạt/không đạt tiến độ đã công bố và cam kết).
b) Các công ty con, công ty liên kết: (Tóm tắt về hoạt động và tình hình tài chính của các công ty con, công ty liên kết).
4. Tình hình tài chính
a) Tình hình tài chính
Các chỉ tiêu khác: (tùy theo đặc điểm riêng của ngành, của công ty để làm rõ kết quả hoạt động kinh doanh trong hai năm gần nhất).
Đối với tổ chức tín dụng và tổ chức tài chính phi ngân hàng:
5. Cơ cấu cổ đông, thay đổi vốn đầu tư của chủ sở hữu
a) Cổ phần: Nêu tổng số cổ phần và loại cổ phần đang lưu hành, số lượng cổ phần chuyển nhượng tự do và số lượng cổ phần bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty hay cam kết của người sở hữu. Trường hợp công ty có chứng khoán giao dịch tại nước ngoài hay bảo trợ việc phát hành và niêm yết chứng khoán tại nước ngoài, cần nêu rõ thị trường giao dịch, số lượng chứng khoán được giao dịch hay được bảo trợ và các thông tin quan trọng liên quan đến quyền, nghĩa vụ của công ty liên quan đến chứng khoán giao dịch hoặc được bảo trợ tại nước ngoài.
b) Cơ cấu cổ đông: Nêu cơ cấu cổ đông phân theo các tiêu chí tỷ lệ sở hữu (cổ đông lớn, cổ đông nhỏ); cổ đông tổ chức và cổ đông cá nhân; cổ đông trong nước và cổ đông nước ngoài, cổ đông nhà nước và các cổ đông khác.
c) Tình hình thay đổi vốn đầu tư của chủ sở hữu: Nêu các đợt tăng vốn cổ phần trong năm bao gồm các đợt chào bán ra công chúng, chào bán riêng lẻ, chuyển đổi trái phiếu, chuyển đổi chứng quyền, phát hành cổ phiếu thưởng, trả cổ tức bằng cổ phiếu…vvv thành cổ phần.
d) Giao dịch cổ phiếu quỹ: Nêu số lượng cổ phiếu quỹ hiện tại, liệt kê các giao dịch cổ phiếu quỹ đã thực hiện trong năm bao gồm thời điểm thực hiện giao dịch, giá giao dịch và đối tượng giao dịch.
e) Các chứng khoán khác: nêu các đợt phát hành chứng khoán khác đã thực hiện trong năm. Nêu số lượng, đặc điểm các loại chứng khoán khác hiện đang lưu hành và các cam kết chưa thực hiện của công ty với cá nhân, tổ chức khác (bao gồm cán bộ công nhân viên, người quản lý của công ty) liên quan đến việc phát hành chứng khoán.
III. Báo cáo và đánh giá của Ban Giám đốc
– (Ban Giám đốc báo cáo và đánh giá về tình hình mọi mặt của công ty)
– Báo cáo và đánh giá của Ban Giám đốc tối thiểu phải bao gồm các nội dung sau:
1. Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
– Phân tích tổng quan về hoạt động của công ty so với kế hoạch/dự tính và các kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trước đây. Trường hợp kết quả sản xuất kinh doanh không đạt kế hoạch thì nêu rõ nguyên nhân và trách nhiệm của Ban Giám đốc đối với việc không hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh (nếu có).
– Những tiến bộ công ty đã đạt được.
2. Tình hình tài chính
a) Tình hình tài sản
– Phân tích tình hình tài sản, biến động tình hình tài sản (phân tích, đánh giá hiệu quảsử dụng tài sản, nợ phải thu xấu, tài sản xấu ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh).
b) Tình hình nợ phải trả
– Tình hình nợ hiện tại, biến động lớn về các khoản nợ.
– Phân tích nợ phải trả xấu, ảnh hưởng chênh lệch của tỉ lệ giá hối đoái đến kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, ảnh hưởng chênh lệch lãi vay.
3. Những cải tiến về cơ cấu tổ chức, chính sách, quản lý
4. Kế hoạch phát triển trong tương lai
5. Giải trình của Ban Giám đốc đối với ý kiến kiểm toán (nếu có) – (Trường hợp ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp thuận toàn phần).
IV. Đánh giá của Hội đồng quản trị về hoạt động của Công ty
1. Đánh giá của Hội đồng quản trị về các mặt hoạt động của Công ty
2. Đánh giá của Hội đồng quản trị về hoạt động của Ban Giám đốc công ty
3. Các kế hoạch, định hướng của Hội đồng quản trị
V. Quản trị công ty
(Tổ chức chào bán trái phiếu ra công chúng hoặc niêm yết trái phiếu không phải là công ty đại chúng không bắt buộc phải công bố các thông tin tại Mục này).
1. Hội đồng quản trị
a) Thành viên và cơ cấu của Hội đồng quản trị: (danh sách thành viên Hội đồng quản trị, tỷ lệ sở hữu cổ phần có quyền biểu quyết và các chứng khoán khác do công ty phát hành, nêu rõ thành viên độc lập, thành viên không điều hành và các thành viên khác; số lượng chức danh thành viên hội đồng quản trị do từng thành viên Hội đồng quản trị của công ty nắm giữ tại các công ty khác).
b) Các tiểu ban thuộc Hội đồng quản trị: (Liệt kê các tiểu ban thuộc Hội đồng quản trịvà thành viên trong từng tiểu ban).
c) Hoạt động của Hội đồng quản trị: đánh giá hoạt động của Hội đồng quản trị, nêu cụthể số lượng các cuộc họp Hội đồng quản trị, nội dung và kết quả của các cuộc họp.
d) Hoạt động của thành viên Hội đồng quản trị độc lập không điều hành.
e) Hoạt động của các tiểu ban trong Hội đồng quản trị: (đánh giá hoạt động của các tiểu ban thuộc Hội đồng quản trị, nêu cụ thể số lượng các cuộc họp của từng tiểu ban, nội dung và kết quả của các cuộc họp).
f) Danh sách các thành viên Hội đồng quản trị có chứng chỉ đào tạo về quản trị công ty. Danh sách các thành viên Hội đồng quản trị tham gia các chương trình về quản trị công ty trong năm.
2. Ban Kiểm soát
a) Thành viên và cơ cấu của Ban kiểm soát: (danh sách thành viên Ban kiểm soát, tỷ lệsở hữu cổ phần có quyền biểu quyết và các chứng khoán khác do công ty phát hành).
b) Hoạt động của Ban kiểm soát: (đánh giá hoạt động của Ban kiểm soát, nêu cụ thể số lượng các cuộc họp của Ban kiểm soát, nội dung và kết quả của các cuộc họp).
3. Các giao dịch, thù lao và các khoản lợi ích của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc và Ban kiểm soát
a) Lương, thưởng, thù lao, các khoản lợi ích: (Lương,thưởng, thù lao, các khoản lợi ích khác và chi phí cho từng thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc và các cán bộ quản lý. Giá trị các khoản thù lao, lợi ích và chi phí này phải được công bố chi tiết cho từng người, ghi rõ số tiền cụ thể. Các khoản lợi ích phi vật chất hoặc các khoản lợi ích chưa thể/không thể lượng hoá bằng tiền cần được liệt kê và giải trình đầy đủ).
b) Giao dịch cổ phiếu của cổ đông nội bộ: (Thông tin về các giao dịch cổ phiếu của các thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Kếtoán trưởng, các cán bộ quản lý, Thư ký công ty, cổ đông lớn và những người liên quan tới các đối tượng nói trên).
c) Hợp đồng hoặc giao dịch với cổ đông nội bộ: (Thông tin về hợp đồng, hoặc giao dịch đã được ký kết hoặc đã được thực hiện trong năm với công ty, các công ty con, các công ty mà công ty nắm quyền kiểm soát của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng Giám đốc), các cán bộ quản lý và những người liên quan tới các đối tượng nói trên).
d) Việc thực hiện các quy định về quản trị công ty: (Nêu rõ những nội dung chưa thực hiện được theo quy định của pháp luật về quản trị công ty. Nguyên nhân, giải pháp và kế hoạch khắc phục/kế hoạch tăng cường hiệu quả trong hoạt động quản trị công ty).
VI. Báo cáo tài chính
1) Ý kiến kiểm toán
2) Báo cáo tài chính được kiểm toán (Báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán bao gồm: Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Bản thuyết minh Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật về kế toán và kiểm toán. Trường hợp theo quy định của pháp luật về kế toán và kiểm toán, công ty phải lập Báo cáo tài chính hợp nhất hoặc Báo cáo tài chính tổng hợp thì Báo cáo tài chính trình bày trong Báo cáo thường niên là Báo cáo tài chính hợp nhất đồng thời nêu địa chỉ công bố, cung cấp báo cáo tài chính của công ty mẹ hoặc Báo cáo tài chính tổng hợp).
Xác nhận của đại diện theo pháp luật của Công ty
LƯU Ý KHI LẬP VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
1. Tổ chức niêm yết phải thực hiện đầy đủ các nội dung theo mẫu quy định tại Phụ lục II kèm theo Thông tư 52/2012/TT-BTC. Nội dung nào không có nêu rõ là không có. Nội dung nào chưa thực hiện được nêu rõ là chưa thực hiện và nguyên nhân của việc chưa thực hiện được theo quy định.
2. Thời hạn công bố thông tin Báo cáo thường niên chậm nhất là hai mươi (20) ngày sau khi công bố báo cáo tài chính năm được kiểm toán. Thời hạn công bố thông tin báo cáo tài chính năm được kiểm toán không quá chín mươi (90) ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính và không quá mười ngày (10) ngày, kể từ ngày tổ chức kiểm toán độc lập ký báo cáo kiểm toán.
3. Tổ chức niêm yết được khuyến khích lập và công bố Báo cáo thường niên theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư 155/2015/TT-BTC. Báo cáo thường niên được lập bằng tiếng Anh và Báo cáo thường niên có nội dung đánh giá tác động về môi trường, xã hội sẽ được thêm điểm thưởng.
Nguồn tham khảo:
Chuyên gia hàng đầu về thiết kế thương hiệu
Xem thêm những bài viết khác:
Trên đây là form mẫu của 1 báo cáo thường niên. Tuy nhiên, để báo cáo thường niên trở nên sinh động và có ý nghĩa, ngoài việc tuân thủ các yêu cầu thông tin cần có theo quy định của luật thì sự sáng tạo là hết sức cần thiết. Bạn có thể tham khảo thêm về dịch vụ biên soạn, thiết kế báo cáo thường niên chuyên nghiệp của Sao Kim tại đây để biết thêm chi tiết.