3 yếu tố quan trọng doanh nghiệp cần chú ý khi xây dựng báo cáo thường niên
Báo cáo thường niên là một trong số những tài liệu quan trọng nhất mà các doanh nghiệp cần hoàn thiện mỗi cuối năm tài chính. Vậy khi các doanh nghiệp niêm yết thực hiện việc xây dựng báo cáo thường niên, họ thường lưu ý tới những vấn đề gì?
Mục đích
Báo cáo thường niên được lập nên với mục đích thông báo các thông tin về hoạt động kinh doanh, các chiến lược quản trị, tình hình tài chính cũng như các thông tin hoạt động khác của doanh nghiệp năm vừa qua và những kế hoạch, dự định hoạt động trong tương lai.
Các doanh nghiệp niêm yết thường rất đầu tư vào việc làm báo cáo thường niên trong cả nội dung lẫn hình thức bởi họ hiểu được tầm quan trọng của báo cáo thường niên đến tính minh bạch cũng như mối quan hệ của doanh nghiệp đến các bên có lợi ích liên quan như các cổ đông hiện tại và tiềm năng, nhà cung cấp, khách hàng…
Thời điểm làm báo cáo thường niên
Theo Thông tư 52/2012/TT-BTC ngày 05/04/2012 của Bộ Tài chính, công ty đại chúng phải lập Báo cáo thường niên và công bố thông tin về Báo cáo thường niên chậm nhất là 20 ngày sau khi công bố Báo cáo tài chính năm được kiểm toán.
Việc công bố thông tin phải được thực hiện trên các ấn phẩm, trang thông tin điện tử của công ty đại chúng, phương tiện công bố thông tin của UBCKNN, SGDCK (trường hợp là tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch) và lưu trữ bằng văn bản và dữ liệu điện tử ít nhất 10 năm tiếp theo tại trụ sở chính của công ty để nhà đầu tư tham khảo.
Thông tin tài chính trong Báo cáo thường niên phải phù hợp với Báo cáo tài chính năm được kiểm toán.
Khung nội dung theo quy định của báo cáo thường niên
Cũng theo Thông tư 52 của Bộ Tài chính, Báo cáo thường niên phải bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
Thông tin chung về doanh nghiệp: Thông tin khái quát, Quá trình hình thành và phát triển, Ngành nghề và địa bàn kinh doanh, Thông tin về mô hình quản trị, tổ chức kinh doanh và bộ máy quản lý, Định hướng phát triển, Các rủi ro.
Tình hình hoạt động trong năm: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, Tổ chức và nhân sự, Tình hình đầu tư, tình hình thực hiện các dự án, Tình hình tài chính, Cơ cấu cổ đông, thay đổi vốn đầu tư của chủ sở hữu.
Báo cáo và đánh giá của Ban Giám đốc (Ban Giám đốc báo cáo và đánh giá về tình hình mọi mặt của công ty): Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Tình hình tài chính, Những cải tiến về cơ cấu tổ chức, chính sách, quản lý, Kế hoạch phát triển trong tương lai, Giải trình của Ban Giám đốc đối với ý kiến kiểm toán (nếu có).
Đánh giá của Hội đồng quản trị về hoạt động của Công ty: Đánh giá của Hội đồng quản trị về các mặt hoạt động của Công ty, Đánh giá của Hội đồng quản trị về hoạt động của Ban Giám đốc công ty, Các kế hoạch, định hướng của Hội đồng quản trị.
Quản trị công ty: Hội đồng quản trị và các hoạt động trong năm, Ban Kiểm soát và các hoạt động trong năm, Các giao dịch, thù lao và các khoản lợi ích của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc và Ban kiểm soát.
Báo cáo tài chính: Ý kiến kiểm toán và Báo cáo tài chính được kiểm toán.
Cùng tìm hiểu “Tầm quan trọng của báo cáo thường niên đối với công ty” nhé.
Nguồn tham khảo:
Chuyên gia hàng đầu về thiết kế thương hiệu
Xem thêm những bài viết khác: