Hướng dẫn viết báo cáo thường niên cho doanh nghiệp niêm yết

23/07/2012 17:45 1,061 views Chuyên mục: Kiến thức Báo cáo thường niên

Tài liệu này hướng dẫn cách viết Báo cáo thường niên được lập theo quy định tại Mẫu Báo cáo Thường niên ban hành kèm theo Thông tư số 09/2010/TTBTC ngày 15/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về việc Công bố thông tin trên Thị trường chứng khoán. Nội dung cơ bản bao gồm những thông tin chính dưới đây.

>>> Cập nhật Mẫu báo cáo thường niên theo thông tư 52 /2012/TT-BTC tại đây

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN

Tên công ty đại chúng/tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng/tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch/ công ty chứng khoán/công ty quản lý quỹ/ công ty đầu tư chứng khoán đại chúng.

Năm báo cáo…….

I. Lịch sử hoạt động của Công ty

1. Những sự kiện quan trọng:

+ Việc thành lập

+ Chuyển đổi sở hữu thành công ty cổ phần (nếu có)

+ Niêm yết

+ Các sự kiện khác

2. Quá trình phát triển

+ Ngành nghề kinh doanh

+ Tình hình hoạt động

3. Định hướng phát triển

+ Các mục tiêu chủ yếu của Công ty

+ Chiến lược phát triển trung và dài hạn

II.  Báo cáo của Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty

1. Những nét nổi bật của kết quả hoạt động trong năm (lợi nhuận,tình hình tài chính của công ty tại thời điểm cuối năm….)

2. Tình hình thực hiện so với kế hoạch (tình hình tài chính và lợi nhuận so với kế hoạch)

3. Những thay đổi chủ yếu trong năm (những khoản đầu tư lớn, thay đổi chiến lược kinh doanh, sản phẩm và thị trường mới…)

4. Triển vọng và kế hoạch trong tương lai (thị trường dự tính, mục tiêu…)

III. Báo cáo của Ban Giám đốc

1. Báo cáo tình hình tài chính

– Khả năng sinh lời, khả năng thanh toán

– Phân tích các hệ số phù hợp trong khu vực kinh doanh

– Phân tích những biến động-những thay đổi lớn so với dự kiến và nguyên nhân dẫn đến biến động)

–  Giá trị sổ sách tại thời điểm 31/12 của năm báo cáo

–  Những thay đổi về vốn cổ đông/vốn góp

–  Tổng số cổ phiếu theo từng loại (cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi…)

– Tổng số trái phiếu đang lưu hành theo từng loại (trái phiếu có thể chuyển đổi, trái phiếu không thể chuyển đổi…)

– Số lượng cổ phiếu đang lưu hành theo từng loại

– Số lượng cổ phiếu dự trữ, cổ phiếu quỹ theo từng loại (nếu có)

– Cổ tức/lợi nhuận chia cho các thành viên góp vốn

2. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Phân tích tổng quan về hoạt động của công ty so với kế hoạch/dự tính và các kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trước đây.

Trường hợp kết quả sản xuất kinh doanh không đạt kế hoạch thì nêu rõ nguyên nhân và trách nhiệm của Ban Giám đốc đối với việc không hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh (nếu có).

3. Những tiến bộ công ty đã đạt được

– Những cải tiến về cơ cấu tổ chức, chính sách, quản lý

– Các biện pháp kiểm soát…..

4. Kế hoạch phát triển trong tương lai.

IV. Báo cáo tài chính

Các báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán; báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Bản thuyết minh báo cáo tài chính; Báo cáo kiểm toán theo quy định của pháp luật về kế toán. Trong trường hợp doanh nghiệp có công ty con và công ty liên kết mà trong đó doanh nghiệp nắm quyền kiểm soát và/hoặc chi phối, thì thuyết trình báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tài chính của doanh nghiệp mẹ trước hợp nhất cùng các thuyết minh tài chính đi kèm. Báo cáo tài chính sau hợp nhất và trước hợp nhất có thể trình bày riêng cho từng báo cáo hoặc trình bày gộp trên một mẫu, các chi tiêu được trình bày riêng cho trước hợp nhất và sau hợp nhất.

V. Bản giải trình báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán

1. Kiểm toán độc lập

– Đơn vị kiểm toán độc lập

– Ý kiến kiểm toán độc lập

– Các nhận xét đặc biệt.

2. Kiểm toán nội bộ

– Ý kiến kiểm toán nội bộ

– Các nhận xét đặc biệt

VI. Các công ty có liên quan

–  Công ty nắm giữ trên 50% vốn cổ phần/vốn góp của tổ chức, công ty

–  Công ty có trên 50% vốn cổ phần/vốn góp do tổ chức, công ty nắm giữ

–  Tình hình đầu tư vào các công ty có liên quan

–  Tóm tắt về hoạt động và tình hình tài chính của các công ty liên quan

VII. Tổ chức và nhân sự

– Cơ cấu tổ chức của công ty

– Tóm tắt lý lịch của các cá nhân trong Ban điều hành

– Thay đổi Giám đốc (Tổng Giám đốc) điều hành trong năm

– Quyền lợi của Ban Giám đốc: Tiền lương, thưởng của Ban Giám đốc và các quyền lợi khác của Ban Giám đốc

– Số lượng cán bộ, nhân viên và chính sách đối với người lao động

– Thay đổi thành viên Hội đồng quản trị/thành viên Hội đồng thành viên/Chủ tịch, Ban Giám đốc, Ban kiểm soát, kế toán trưởng.

VIII. Thông tin cổ đông/thành viên góp vốn và Quản trị công ty

1. Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch và Ban kiểm soát/Kiểm soát viên:

– Thành viên và cơ cấu của HĐQT, Ban kiểm soát (nêu rõ số thành viên độc lập không điều hành), thành viên và cơ cấu Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Chủ tịch công ty

– Hoạt động của HĐQT/Hội đồng thành viên

– Hoạt động của thành viên HĐQT độc lập không điều hành

– Hoạt động của các tiểu ban trong HĐQT/Hội đồng thành viên (ví dụ tiểu ban lương thưởng, tiểu ban đầu tư và tiểu ban nhân sự…)

– Hoạt động của Ban kiểm soát/Kiểm soát viên

– Kế hoạch để tăng cường hiệu quả trong hoạt động quản trị công ty

– Thù lao, các khoản lợi ích khác và chi phí cho từng thành viên HĐQT/Hội đồng thành viên/Chủ tịch và thành viên Ban kiểm soát/Kiểm soát viên, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc điều hành. Giá trị các khoản thù lao và chi phí này phải được công bố chi tiết cho từng người, ghi rõ số tiền cụ thể.

– Số lượng thành viên HĐQT/Hội đồng thành viên, Ban Kiểm soát/Kiểm soát viên, Ban Giám đốc đã có chứng chỉ đào tạo về quản trị công ty

– Tỷ lệ sở hữu cổ phần/vốn góp và những thay đổi trong tỷ lệ nắm giữ cổ phần/vốn góp của thành viên HĐQT/Hội đồng thành viên

– Thông tin về các giao dịch cổ phiếu/chuyển nhượng phần vốn góp của công ty của các thành viên Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên, Ban Giám đốc điều hành, Ban kiểm soát/Kiểm soát viên và những người liên quan tới các đối tượng nói trên.

– Thông tin về hợp đồng, hoặc giao dịch đã được ký kết với công ty của thành viên Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên, Ban Giám đốc điều hành, Ban kiểm soát/Kiểm soát viên và những người liên quan tới các đối tượng nói trên.

2. Các dữ liệu thống kê về cổ đông/thành viên góp vốn

2.1. Cổng đông/thành viên góp vốn Nhà nước

–  Thông tin chi tiết về cơ cấu cổ đông/thành viên góp vốn Nhà nước

–  Thông tin chi tiết về từng cổ đông lớn/thành viên góp vốn theo nội dung: Tên; Địa chỉ liên lạc; Ngành nghề kinh doanh; số lượng và tỷ lệ cổ phần sở hữu/vốn góp trong công ty.

2.2. Cổ đông/thành viên góp vốn sáng lập

–  Thông tin chi tiết về cơ cấu cổ đông/thành viên sáng lập

–  Thông tin chi tiết về cổ đông sáng lập/thành viên góp vốn theo nội dung: Tên, năm sinh (cổ đông/thành viên góp vốn cá nhân); Địa chỉ liên lạc; Nghề nghiệp (cổ đông/thành viên góp vốn cá nhân), ngành nghề hoạt động (cổ đông/thành viên góp vốn tổ chức); số lượng và tỷ lệ cổ phần sở hữu/vốn góp trong công ty; những biến động về tỷ lệ sở hữu cổ phần/tỷ lệ vốn góp.

2.3. Cổ đông/thành viên góp vốn nước ngoài

–  Thông tin chi tiết về cơ cấu cổ đông/thành viên góp vốn nước ngoài

–  Thông tin chi tiết về từng cổ đông lớn/thành viên góp vốn theo nội dung: Tên, năm sinh (cổ đông/thành viên góp vốn cá nhân); Địa chỉ liên lạc; Nghề nghiệp (cổ đông/thành viên góp vốn cá nhân), ngành nghề hoạt động (cổ đông/thành viên góp vốn tổ chức); số lượng và tỷ lệ cổ phần sở hữu/vốn góp trong công ty; những biến động về tỷ lệ sở hữu cổ phần/vốn góp.

Trên đây là form mẫu của 1 báo cáo thường niên. Tuy nhiên, để báo cáo thường niên trở nên sinh động và có ý nghĩa, ngoài việc tuân thủ các yêu cầu thông tin cần có theo quy định của luật thì sự sáng tạo là hết sức cần thiết. Bạn có thể tham khảo thêm về dịch vụ biên soạn, thiết kế báo cáo thường niên chuyên nghiệp của Sao Kim tại đây để biết thêm chi tiết.

    LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

    Họ tên

    Email

    Điện thoại

    Công ty

    Tiêu đề

    Nội dung yêu cầu dịch vụ

    Chọn nơi làm việc

    hướng dẫn viết báo cáo thường niên, mẫu báo cáo thường niên, soạn báo cáo thường niên, viết báo cáo thường niên,

     

    Bài viết liên quan

     

      Liên hệ VP tại: